About Nikaya - Tiểu Bộ 10 -Tiền Thân
Tập Jàtaka (Bổn Sanh hay chuyện Tiền Thân) là tập thứ 10 trong bộ Tiểu Bộ Kinh.
Theo tập Jàtaka bằng chữ Pàli, có 547 mẫu chuyện (Jàtaka I, trang 596). Nhưng, ở bản dịch tiếng Anh ghi là 550 chuyện, chia thành 22 chương (Nipàta). Phân loại này phần lớn dựa trên số kệ (gàthà) trong mỗi chuyện. Ví như chương một có 150 mẫu chuyện, mỗi mẫu chuyện có một bài kệ. Chương hai gồm 100 mẫu chuyện, mỗi mẫu chuyện có hai bài kệ. Chương ba, chương bốn, mỗi chương gồm 50 chuyện, mỗi chuyện có ba và bốn bài kệ. Cho đến chương hai mươi mốt có 5 câu chuyện, mỗi chuyện có 80 bài kệ. Chương hai mươi hai có 10 câu chuyện, với một số kệ nhiều hơn. Mỗi Jàtaka (Bổn Sanh) gồm có bốn phần:
1) PACCUPPANNA-VATTHU: Câu chuyện hiện tại, một câu chuyện được xem là xảy ra trong thời đức Phật tại thế, nên gọi là câu chuyện hiện tại, và vì câu chuyện này, đức Phật kể ra một câu chuyện quá khứ.
2) ATITAVATTHU: Câu chuyện quá khứ, có liên hệ đến những nhân vật trong câu chuyện hiện tại. Trong câu chuyện quá khứ, luôn luôn có sự hiện diện của Bồ Tát (là Tiền thân của đức Phật) trong một vai trò nào đó. Có một hay nhiều bài kệ, khi thì do Bồ Tát nói, khi thì do đức Phật nói, phần lớn dưới hình thức một bài dạy đạo đức.
3) VEYYÀKARANÀ: Giải thích bài kệ hay một vài danh từ trong câu chuyện quá khứ.
4) SAMODHÀNA: Phần kết hợp, Đức Phật kết hợp hai mẫu chuyện hiện tại và quá khứ, có khi thêm một bài thuyết pháp, kết quả của bài ấy và cuối cùng là phần nhận diện Bổn Sanh, chỉ rõ sự liên hệ giữa những nhân vật chính trong hai câu chuyện quá khứ và hiện tại.
....
Tuy vậy, chúng ta phải xác nhận rằng nền văn học Phật giáo Jàtaka này đã tác dụng rất lớn, ảnh hưởng đến sự truyền bá đạo Phật, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, ở Ấn Độ cũng như ngoài Ấn Độ, không những trong lãnh vực văn học mà còn lan đến lãnh vực nghệ thuật, kiến trúc, đời sống xã hội nhân dân, v.v...
Trước hết, một số mẫu chuyện Jàtaka được khắc trên những tác phẩm điêu khắc tại các chùa, các tháp như ở Sanchi, ở Amaravati, đặc biệt Bharhut, Ấn Độ. Tại đấy, tên các Jàtaka được khắc rõ ràng. Ngày nay, một số công trình điêu khắc ấy vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn tại các di tích Phật giáo Ấn Độ. Những công trình điêu khắc ấy chứng tỏ các câu chuyện tiền thân đã được biết đến rất nhiều vào thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên. Pháp Hiển, nhà chiêm bái Trung Quốc, khi đến thăm Tích Lan vào thế kỷ thứ tư sau kỷ nguyên, đã chứng kiến tại ngôi chùa Abhayagiri, sự trình diễn năm trăm chuyện tiền thân của đức Phật, khi Ngài còn là Bồ Tát, dưới hình thức con voi, con nai, v.v... Chúng tôi khi còn ở Tích Lan, nhân ngày Phật Đản có chứng kiến các tấm Pandal rất lớn, về các mẫu chuyện Jàtaka để dân chúng đến xem và chiêm ngưỡng. Và tại các Pandal ấy, có diễn xuất các vở kịch mẫu chuyện Jàtaka nữa. Vì vậy, ngày lễ Phật Đản ở Tích Lan là ngày mà rất đông dân chúng đi từ Pandal này qua Pandal khác, vừa dự lễ, vừa xem diễn các vở kịch về Jàtaka; dân chúng vui chơi một đêm trong ngày hội lớn. Các mẫu chuyện này cũng được dùng làm đề tài thuyết pháp trong các dịp lễ, dân chúng đến nghe suốt đêm, nghe các vị sư Tích Lan kể chuyện tiền thân Jàtaka mà không biết mệt.
Một ảnh hưởng nữa mà các câu chuyện này đem lại, nhất là các mẫu chuyện về súc vật, nhiều khi vượt qua biên giới tôn giáo Ấn Độ và trở thành những chuyện cổ tích dân gian, nửa thần thoại, nửa thực tế, không lệ thuộc tôn giáo này hay xứ sở nào. Chúng tôi tin rằng có một số chuyện cổ tích Việt Nam được bắt nguồn từ những chuyện Jàtaka này như chuyện Tấm Cám chẳng hạn. Những mẫu chuyện cổ tích này đã trở thành gia tài chung của nền văn hóa dân gian, phản ảnh được những tính chất bình thường của dân chúng, dưới mọi chân trời, trong đời sống hằng ngày của dân chúng, khi phải tiếp xúc với những gì hay, hoặc xấu của cuộc đời. Chính vì vậy mà các tập Jàtaka này rất được phổ biến, không những trong giới Phật tử mà còn lan tràn khắp mọi địa phương, mọi dân tộc. Episode Jataka (Jataka or stories of Buddha) is set in the 10th Sub ministry.
According to the Pali Jataka text, with 547 stories (Jataka I, page 596). But, in the English translation of 550 recorded conversation, divided into 22 chapters (Nipata). This classification is based largely on the shelf (gatha) in each story. For example, one chapter has 150 stories, each story with a verse form. Chapter two of 100 stories, each story has two verse form. Chapter three, four chapters, each chapter consists of 50 stories, each story with three and four verses. Until the twenty-first chapter has 5 stories, each story has 80 verses. Chapter twenty two with 10 stories, with some more shelves. Each Jataka (Jataka) consists of four parts:
1) PACCUPPANNA-vatthu: current story, a story is seen as occurred during the Buddha ', so called current story, and because of this story, the Buddha tells a story past.
2) ATITAVATTHU: past stories, relate to the characters in the current story. In the past story, there is always the presence of the Bodhisattva (the forerunner of the Buddha) in a certain role. Having one or more verses, sometimes by Bodhisattva say, when the Buddha said so, mostly in the form of a moral lesson.
3) VEYYAKARANA: Explain verse or a few nouns in the story of the past.
4) SAMODHANA: The combined Buddha combines two stories present and past, with the addition of a sermon, the result of his post and finally the identification Jataka, specify the relationship between the main characters in two stories past and present.
....
However, we must acknowledge that the Buddhist Jataka literature has a great effect, influencing the spread of Buddhism, in the past and in the present, in India and outside India, not those in the fields of literature, but also spread to areas of art, architecture, people's social life, etc ..
First, some Jataka stories engraved on the sculptures in the temples, stupas like Sanchi, in Amaravati, especially Bharhut, India. There, the Jataka name clearly engraved. Today, some of the sculptures that still remain relatively intact in the Indian Buddhist relics. The sculpture was to prove the story was known precursors lot in the third century before the era. Fa Hien, a Chinese pilgrim, visiting Sri Lanka in the fourth century after the era, had witnessed at the temple Abhayagiri, five hundred performances precursor story of Buddha, when he was a Bodhisattva, in the form of elephants, deer, etc .. We do while in Ceylon, Vesak Day Pandal has witnessed huge panels, on the Jataka stories for people to see and admire. And at the Pandal, there are the acting of plays Jataka stories anymore. So Vesak celebrations in Sri Lanka is the day that we come from a very populous Pandal Pandal after another, both ceremony and watch performances of the play on Jataka; people revel in the festive night. The stories were also used as a subject in the holiday sermon, to hear people all night, listening to the Ceylonese monk precursor Jataka story without knowing tired.
A further influence which this story brings, especially the stories about animals, sometimes crossing over Indian religion and become folk tales, half-mythical, half-real, not This dependence religion or country. We believe there is some fairytale Vietnam are derived from the Jataka stories such as the story Tam Cam. These fairy tales have become the common heritage of folk culture, reflects the normal characteristics of the population, in all horizons, in the daily life of the people, when exposed to what is good, or bad in life. Therefore, the Jataka collection are very popular, not only among Buddhists but also spread across all localities, all peoples.