About Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử bằng chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê được thành lập và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư[2]. Sau đó, dù đã hoàn thành, Đại Việt sử ký toàn thư không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê[2]. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê[2]. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷ đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697[2].
Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký toàn thư tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của chính quyền và tư nhân, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành lần đầu năm 1993.
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa[3] và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư. Great Vietnamese Complete History (Chinese characters: 大 越 史记 全书), sometimes referred to as the whole letter, is the national history in Han and Nom of Vietnam, written according to chronicles, records the history of Vietnam from era legend Kinh Duong Vuong 2879 BC to 1675 Le Tong reign of the Le dynasty. This kit is engraved and published in full in the first year of the Ox, dating to the 18th year Hoa, Le Hy Tong reign, ie 1697. It is the use of Vietnam's oldest surviving intact to this day, so many important life Embassy Le dynasty, eds.
Department began using Ngo Si Lien, a historian working in the embassy under King Le Thanh Tong, compiled and revised based on additional national history of Vietnam two previously named the Great Vietnamese history Le Van Huu and Phan Phu Tien. Completed in Germany dating to the 10th Hong (1479), consisting of 15 books of the new history, Vietnam recorded history of a legendary time is 2879 BC to 1427 when the Le dynasty was founded by and named after the Great Vietnam Complete History [2]. After that, though completed, Dai Vietnam Complete History is not carved in order to issue that continues to be widely used for generations in China use consistent with amendments, additions and more developed. Approximately dating to the reign of King Le Canh Tri Xuanzong, Trinh Tac ordered documents related to a group headed by Pham Cong Tru Join proceedings, the repair of Ngo Si Lien national history, compiled and sent to Vietnam history South from 1428 to the reign of King Le Thai To in 1662 the reign of King Le Than Tong Hau Le [2]. Ministry uses Pham Cong Tru group, consisting of 23 volumes, was brought in to fix released but unfinished work, to have failed. Approximately dating to the reign of King Le Hy Tong Hoa, Trinh Based ordered the documents relating to a group headed by Le Hy Join litigation, the continued use of the group engagement survey Pham Cong Tru, and compiled to history Vietnam reign from 1663 to 1675 Le Huyen Tong reign of the Later Le Le Tong [2]. Ministry of National University named using this Vietnamese Complete History, in accordance with which historians name Ngo Si Lien that way for nearly two centuries for the use of his place, including 25 books, written and engraved in the entire issued Year of the Ox, dating to the 18th year of the reign of King Hoa Le Hy Tong, ie 1697 [2].
After publication, University Vietnam Complete History continues to be reproduced by the print performance of government and private sector, not only in Vietnam but also around the world, in later centuries. The latter half of the 20th century, appeared in Vietnam Vietnamese translations Complete History University of the national language, is the most common translation based on the prints of the Interior - currently stored at the Institute library Far Northeast in Paris, published by the Social Sciences first released in 1993.
Great Vietnamese Complete History is the history of Vietnam's oldest surviving intact to this day, is invaluable heritage of Vietnam ethnic cultures, rich data warehouse is not only necessary for of school but also useful for many other social sciences more [3] and is also a valuable literary history. The country of Vietnam later used as margin money Dai Vietnamese history, Vietnamese Kham use the information dimming entries are compiled on the basis of the University Vietnam Complete History.
by R####:
Hay