About tinh van toc tu vet phanh
Trong quá trình điều tra các vụ Tai nạn giao thông đường bộ ta thấy cán bộ khám nghiệm hiện trường thường đo chiều dài vết phanh để lại tại hiện trường. Mục đích là để tính toán ra vận tốc của phương tiện tại thời điểm xảy ra tai nạn nhằm tìm ra lỗi. Việc xác định được vận tốc của phương tiện tại thời điểm xảy ra tai nạn giúp tìm ra nguyên nhân của vụ tai nạn giao thông đó. Tuy nhiên để tính đòi hỏi bạn phải có kiến thức về cơ học. Để có thể tính nhanh tại hiện trường là rất khó. Là một giám định viên cơ học đang công tác tại Phòng kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã từng làm nhiều vụ về cơ học liên quan đến tai nạn giao thông. Các công thức và thuật toán để tính được vận tốc phương tiện dựa trên các định luật về cơ học và thực nghiệm rất phức tạp của khoa học hình sự. Tôi đã đưa các thuật toán, công thức đó vào ứng dụng của mình nhằm giúp cán bộ điều tra, mọi người không phải là giám định viên đều có thể tính được vận tốc của xe.
Ứng dụng này cho phép bạn xác định được vận tốc của phương tiện qua chiều dài của vết phanh đo được tại hiện trường. - Bài toán ở đây là xe phanh và tự dừng lại (trong phương trình 1 chỉ có lực phanh và lực cản lên dốc hay xuống dốc cân bằng với lực quán tính khi phanh), vậy chỉ áp dụng công thức này khi xe không bị đâm vào vật cản nào.
- Xe dừng lại hẳn v = 0, chỉ áp dụng công thức này khi xe dừng lại hẳn ở cuối vết phanh (không lao lên vỉa hè, xuống ruộng, lật…). Trường hợp xe ô tô không dừng lại ở cuối vết phanh hoặc cách vết phanh một khoảng nhỏ nào đó thì vận tốc ô tô được tính theo công thức (5) hoặc (6) hoặc (7) ở trên nhỏ hơn với vận tốc thực trong giới hạn cho phép có thể vẫn được tính để phục vụ yêu cầu nào đó của công tác điều tra.
- Hệ số bám của bánh xe ô tô với mặt đường ngoài việc phụ thuộc vào các loại đường xá và tình trạng mặt đường còn phụ thuộc khá nhiều vào độ trượt tương đối của bánh xe với mặt đường trong quá trình phanh. Trong bài toán ở trên, hệ số bám của bánh xe được xác định bằng thực nghiệm khi bánh xe đang chuyển động bị hãm cứng hoàn toàn (trượt lê 100%).
- Đối với xe sử dụng hệ thống phanh ABS (Anti Lock Braking System) bánh xe chỉ trượt tương đối 15 – 25% (độ trượt tối ưu để có hệ số bám đường dọc µ là lớn nhất) do vậy ngay cả khi phanh ngặt cũng có thể không để lại vết phanh tại hiện trường và tất nhiên khi đó không tính được vận tốc của xe ô tô tại thời điểm xảy ra tai nạn theo phương pháp này.
- Tránh nhầm lẫn giữa quãng đường phanh và độ dài vết phanh lết trên đường.
Thực vậy khi xe chuyển động trên đường người lái xe đạp phanh ngặt từ khi xe bắt đầu đạp phanh đến khi xe dừng hẳn có thể chia ra 03 giai đoạn như sau.
+ Giai đoạn 1 từ khi đạp phanh đến khi phanh có hiệu lực hay đây chính là khoảng thời gian trễ của quá trình phanh (do hành trình tự do của bàn đạp phanh, độ rơ của các chi tiết dẫn động, độ trễ của khí nén hay chất lỏng trong hệ thống phanh) phanh khí có độ trễ lớn hơn phanh thủy lực.
+ Giai đoạn 2 từ khi phanh có hiệu lực đến khi để lại vết phanh trên mặt đường.
+ Giai đoạn 3 từ khi có vết lết đến khi xe dừng hẳn. Khi tính toán theo phương pháp trên ta chỉ tính được vận tốc của xe ô tô ở giai đoạn này nên vận tốc là nhỏ hơn tại thời điểm lái xe bắt đầu đạp phanh.
Nếu gọi L là quãng đường phanh, S là chiều dài vết phanh trên đường thì ta có
L – S= s , s là đoạn đường ô tô đi được bắt đầu từ khi đạp phanh đến khi xe để lại vết phanh trên đường và không phải nhỏ so với quãng đường phanh.
Download and install
tinh van toc tu vet phanh version 5.0 on your
Android device!
Downloaded 100+ times, content rating: Everyone
Android package:
appinventor.ai_hoang0918098037.car_speed_cavp2, download tinh van toc tu vet phanh.apk